CUNG CẤP HẢI SẢN MỘT NẮNG TOÀN QUỐC

KHANH NGAN PHAT CO., LTD

logomoi

Hotline 24/7

0942 425 578

Công dụng ván MDF

 

Ván MDF là gì?

Thuật ngữ MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Ván MDF là loại ván sợi được làm từ gỗ nhân tạo, có độ bền cơ lý cao. Loại gỗ công nghiệp này được đánh giá cao về khả năng chống ẩm và chịu nhiệt độ cao. Sản phẩm có ứng dụng phổ biến trong xây dựng, làm đồ nội thất và các sản phẩm đồ gỗ.

Ván MDF có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của ván gỗ MDF gồm có:

  • Bột sợi gỗ chiếm 75%
  • Chất kết dính là keo UF ( Urea Formaldehyde) hoặc MUF chống ẩm (Melamine Urea Formaldehyde) chiếm 11 – 14%
  • Còn lại là nước và các chất phụ gia như Parafin, chất làm cứng…

 

cau-tao-van-go-mdf

Tính chất vật lý ván MDF

Tỷ trọng gỗ từ 450- 800kg/m3, tùy vào tỉ trọng khác nhau mà người ta chia thành nó thành các loại khác nhau như:

  • Ván tiêu chuẩn: tỉ trọng từ 650- 800kg/m3
  • Ván nhẹ: tỉ trọng từ 550- 650kg/m3
  • Ván siêu nhẹ: tỉ trọng từ 450- 550kg/m3

Màu sắc đặc trưng của ván gỗ công nghiệp MDF là màu vàng hoặc nâu nguyên bản của gỗ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể thêm chất chỉ thị màu để phân loại thêm các loại ván như sau:

  • Ván trơn trường: có màu vàng hoặc nâu nguyên bản của gỗ.
  • Ván chống ẩm lõi xanh: ván được chỉ thị bằng màu xanh
  • Ván chống cháy: ván được chỉ thị bằng màu đỏ

MDF không mùi, kết cấu dạng tấm, theo thời gian nó sẽ tự phân hủy theo đặc tính sinh học vốn có của nó. Kích thước thông dụng là 1220x2440mm và 1830x2440mm với độ dày tiêu chuẩn từ 3- 25mm tùy theo công năng sử dụng.

Phân loại gỗ Ván MDF

Hiện nay, ván MDF có 2 loại đó là loại ván trơn (loại thông thường) và MDF chống ẩm (HMR hoặc HDF). Đặc điểm cụ thể từng loại đó là:

1. Ván MDF trơn

Loại ván gỗ này có màu rơm vàng nhạt, bề mặt được chàm nhám theo tiêu chuẩn để thao tác và xử lý sơn hay dán giấy phủ các loại. Độ dày phổ biến là từ 2.5- 25mm, kích thước là 1220x2440mm. Nhưng loại ván này có khả năng chống ẩm kém nên không thích hợp với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao như nhà tắm, nhà bếp, ….

Theo tổ chức y tế và sức khỏe thế giới thì tiêu chuẩn về nồng độ Formaldehyde phải đạt tỷ lệ dưới 0,02mg/g. Có nhiều tiêu chuẩn để đo lường ván này, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là E2, E1, E0. Trong đó:

  • E0 (hoặc carb-P2) là tiêu chuẩn xuất khẩu các thị trường Mỹ và Nhật bản.
  • E1 là tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu âu (EU)
  • E2 là tiêu chuẩn xuất khẩu khối Asean và các nước châu phi.

 

phan-loai-van-go-cong-nghiep-mdf

2. Ván MDF chống ẩm

Ván này có màu xanh nhạt, đảm bảo các tiêu chuẩn về bề mặt, độ cứng, độ chịu lực, độ dày và kích thước,… Về tiêu chuẩn E0, E1, E2 thì giống như MDF thông thường. Loại ván gỗ này khá ổn định, có thể làm việc bền bỉ trong môi trường ẩm ướt. Nếu vị trí bạn sử dụng có độ ẩm cao hay tiếp xúc nhiều với nước thì nên cân nhắc để sản phẩm này.

Hiện nay có ván MDF chống ẩm (HMR) và ván siêu chống ẩm DHF hay bị khách hàng và người bán nhầm lẫn do nó đều có khả năng chống thấm nước. Tuy nhiên giá của chúng khác nhau, ván HDF giá đắt hơn. Do đó thì đi chọn mua bạn cần tìm hiểu kĩ về sản phẩm. Nắm rõ các đặc điểm chi tiết của nó thì vấn đề nhầm lẫn sẽ không xảy ra.

Các loại lớp phủ bề mặt ván gỗ MDF

Nhu cầu sử dụng ván MDF hiện nay trên thị trường rất đa dạng, và để đáp ứng sự đa dạng đó thì các nhà sản xuất sẽ phải đưa ra nhiều lựa chọn, bắt kịp xu hướng để giữ chân khách hàng. Dưới đây là chi tiết từng loại cho dòng sản phẩm MDF:

1. Phủ Melamine

Nó chính là những tấm ván thành phẩm MDF được phủ bề mặt Melamine. Trong đó, Melamine là bề mặt giả gỗ (nhân tạo) nó được tạo ra nhờ hoạt động của chất kết dính tạo lớp phủ gồm lớp giấy nền, lớp phim tạo vân giả gỗ và lớp bảo vệ ngoài cùng.

2. Phủ Laminate (Formica)

Các tấm ván thành phẩm được phủ lớp Laminate lên bề mặt để tạo nên độ bền và thẩm mỹ. Lớp phủ này gồm nhiều lớp như lớp nền tạo màu, vân gỗ, lớp bảo vệ để chống trước được xếp chồng lên nhau, gắn với nhau bằng keo dán gỗ cao cấp rồi ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

3. Phủ Acrylic

Là các tấm ván MDF thành phẩm được phủ thêm lớp Acrylic lên trên bề mặt. Lớp phủ này chính là một loại nhựa, có độ sáng và bóng cao tạo độ lấp lánh đẹp mắt khi có ánh đèn chiếu vào.

4. Phủ Veneer

Cốt là ván MDF thành phẩm được phủ lớp Veneer lên bề mặt để tăng lên sự chân thật, giống với gỗ tự nhiên, tạo nên sự xa hoa như gỗ tự nhiên mà giá thành lại vô cùng tốt.

Lớp Veneer này chính là gỗ tự nhiên như gỗ sồi, óc chó, tần bì (Ash), dẻ gai, Cherry Mỹ, Còng (Cherry)… được lạng mỏng với độ dày chỉ từ 0.3- 0.6mm. Sau đó phủ lên gỗ MDF bằng máy móc công nghệ hiện đại nhất nhì hiện nay.

van-mdf-phu-melamine-1

Quy trình sản xuất ván gỗ MDF

Vậy sản phẩm được sản xuất như thế nào? Mời mọi người theo dõi tiếp thông tin dưới đây.

Nguyên liệu để tạo nên ván MDF chính là gỗ tự nhiên được cắt gọt, lột bỏ vỏ rồi đưa vào quy trình sản xuất với các bước như sau:

Bước 1: Chế tạo dăm gỗ

Gỗ sau khi đã được sơ chế thì sẽ đưa vào máy để nghiền, băm thành các dăm gỗ nhỏ với độ dài xấp xỉ 20mm.

Dăm sau đó được đổ vào các phễu chứa để sàng lọc và làm sạch. Tiếp hành phân loại với dăm lớn hơn 400mm và nhỏ hơn 5mm sẽ bị loại bỏ.

Dăm đạt tiêu chuẩn sẽ được làm sạch, loại bỏ kim loại bằng cách đưa vào máy hút từ.

Bước 2: Chế tạo sợi gỗ

Dăm gỗ sau khi làm sạch và loại bỏ kim loại sẽ được hâm áp suất trong vài phút ở nhiệt độ khoảng 160 độ C cho mềm ra rồi tiến hành nghiền bằng máy nghiền đĩa (có 1 đĩa tĩnh và 1 đĩa quay) tốc độ cao.

Bước 3: Tấm keo và chất phụ gia

Lúc nào các sợi gỗ đang rời ra, tiến hành cho keo vào thông qua đường ống dẫn, qua đó các dăm gỗ được thổi ở tốc độ cao, trộn đều với nhau.

Chất kết dịnh thường được dùng là keo urea formaldehyde (UF) hoặc keo melamine urea formaldehyde (MUF) giúp ván san khi hoàn thiện có khả năng chống ẩm cao.

Tùy công năng sử dụng để thêm chất phụ gia vào cùng keo như tăng tính chống cháy, tính chống ẩm,…

Bước 4: Tạo hình ván gỗ

Dăm gỗ sau khi được trộn keo sẽ trải trên một băng chuyền để tạo thành một lớp hoặc thảm bột, không khí bên dưới được hút ra.

Chiều dày thảm xơ gỗ gấp 2 đến 30 lần so với chiều dày của ván thành phẩm.

Bước 5: Ép ván

Công đoạn này có 3 bước:

Đầu tiên, thảm xơ được đưa qua máy ép, để giảm độ dày và tạo độ ổn định,

Tiến đến, các cạnh được cắt biên rồi đưa vào máy ép chính để ép với nhiệt độ và áp suất quy định.

Cuối cùng, ván được cắt đúng chiều dài rồi được đưa qua giàn quay làm mát, sau đó xếp lên kiện và để phẳng trong khoảng 24 tiếng để ván ổn định.

Bước 6: Hoàn thiện

Sau khi ép, ván được mang đi lưu trữ trong kho bảo quản để đảm bảo tính ổn định một cách hoàn hảo nhất.

Các tấm ván được chà nhám để hiệu chỉnh và đánh bóng bề mặt.

Trước khi được lưu kho để xuất hàng, ván được cắt đúng kích cỡ yêu cầu và đóng gói theo tiêu chuẩn.

quy trinh van mdf

1. Ưu điểm:

  • Có bề mặt nhẵn, có tính ổn định cao nên có thẻ gia công với nhiều lớp phủ khác nhau như phủ Formica (Laminate), Melamine, Veneer, giấy PU, giấy keo poly, keo poly men trắng bóng…
  • Sử dụng bền bỉ trong môi trường không khí ẩm ướt, chống ẩm, chống mốc.
  • Độ bám sơn, vecni cao.
  • Cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
  • Dễ dàng tạo dáng và uốn cong theo cấu trúc của công trình.
  • Không cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng do đã được xử lý nghiêm ngặt trước khi tiến hành các bước sản xuất.
  • Độ thẩm mỹ cao do giống gỗ tự nhiên đến trên 90%.
  • Giá thành thấp hơn gỗ nguyên khối từ 35- 40%.
  • Gỗ sử dụng được khai thác từ cánh rừng trồng, tái sản xuất liên tục nên không ảnh hưởng tới rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống của con người đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.

2. Nhược điểm: 

  • Độ dày hạn chế, nếu muốn dày trên 25mm sẽ phải ép dán thêm khi đó độ bền sẽ không cao.
  • Không thể chạm trổ chi tiết nhỏ như gỗ tự nhiên.
  • Nếu thành phần formaldehyde vượt quá quy định (lớn hơn 0,02%) sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khi tiếp xúc trong thời gian dài.

 uu-nhuoc-diem-van-go-mdf

Ứng dụng ván gỗ MDF

Như vậy có thể thấy, ván MDF có quá nhiều ưu điểm tuyệt vời do đó mà ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn so với các loại gỗ công nghiệp thông thường. Bạn có thể dùng để làm đồ nội thất trong nhà như giường, tủ, tủ sách, kệ tivi, kệ sách, bàn làm việc, tủ bếp, bàn học sinh, giường tầng trẻ em, lát sàn nhà,….

 

ung-dung-van-go-mdf

Liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI KHÁNH NGÂN PHÁT

 

Địa chỉ: Số 22 Đường số 6, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Mã số thuế: 0312107862 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 03/01/2013

Điện thoại: 0942 425 578

Email: contacts@khanhnganphat.com

Bản đồ

@ 2018 - Bản quyền của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Khánh Ngân Phát